Hướng dẫn sử dụng máy chà nhám: Công cụ Cần Thiết Cho Các Dự Án Gỗ
Cập nhật 10 tháng trước
Máy chà nhám là một công cụ quan trọng trong ngành xây dựng và chế biến gỗ. Bạn đã biết cách sử dụng máy chà nhám để đạt hiểu quả chưa? Hôm nay Vua Dụng Cụ sẽ hướng dẫn các sử dụng máy chà nhám để đạt hiệu quả tốt nhất. Cùng mình tìm hiểu nhé!
1. Máy chà nhám là gì?
Máy chà nhám là một dụng cụ công nghiệp hoặc dụng cụ điện cầm tay được sử dụng để làm mịn bề mặt của vật liệu bằng cách loại bỏ các vết nứt, vết xước, hoặc lớp vật liệu không mong muốn. Máy chà nhám thường có một động cơ để tạo độ rung hoặc chuyển động xoay, kết hợp với các bề mặt nhám hoặc đĩa nhám để mài hoặc chà các bề mặt. Công dụng chính của máy chà nhám là để chuẩn bị bề mặt trước khi sơn, hoặc để làm mịn vật liệu như gỗ, kim loại, nhựa và nhiều loại vật liệu khác.
2. Công dụng máy chà nhám
Máy chà nhám là loại thiết bị rất hữu ích trong việc tạo ra các sản phẩm gỗ đẹp, chất lượng. Để phục vụ cho nhu cầu này, máy luôn có những cải tiến mới nhất trong thiết kế để ứng dụng tốt nhất cho người dùng.
Khi chà nhám, rất nhiều bụi nhỏ, mùn cưa bay trong không khí khiến cho người dùng thường xuyên hít phải không khí bụi bẩn. Cho nên, máy đã được tích hợp thêm chức năng hút bụi để bảo vệ sức khỏe người lao động và môi trường.
Mỗi loại máy lại có những chức năng khác nhau, cho nên người sử dụng cần phải xác định rõ nhu cầu, mục đích để chọn loại máy thích hợp. Cụ thể như:
- Máy chà nhám thùng: gia công được ván to, nhỏ, thích hợp để giữ lại các cạnh vuông.
- Máy chà nhám trục/chà nhám cạnh: Có thể thực hiện từ mai sắc dao đến các ứng dụng đánh bóng, thích hợp cho cả gỗ lẫn kim loại.
3. Quy trình lắp giấy nhám đúng cách cho máy chà nhám
Điều quan trọng nhất trong các bước sử dụng máy chà nhám rung đó chính là cách lắp giấy nhám vào máy sao cho an toàn và đúng cách, ngoài ra còn nắm vững một số quy tắc trong quá trình sử dụng.
- Bước 1: Đầu tiên, bạn mở móc khóa của 2 bên mặt máy chà nhám bằng cách kéo xuống và lôi móc khóa ra ngoài.
- Bước 2: Cắt giấy nhám đã chuẩn bị sẵn thành các miếng nhỏ có kích thước phù hợp với loại máy chà nhám đang sử dụng, cài khóa và cố định miếng giấy nhám.
- Bước 3: Bật công tắc, cắm điện và sử dụng.
Một vài lưu ý quan trọng để đảm bảo an toàn khi thay lắp giấy nhám:
- Vệ sinh sạch sẽ các bụi bẩn dính trên đĩa chà
- Để quá trình tháo lắp diễn ra nhanh chóng và dễ dàng thì bề mặt của đĩa chà phải vừa vặn với phần lắp khóa dán dành cho loại giấy nhám có khóa dán
- Căng giấy nhám thật chắc xuống cạnh đáy của đĩa chà.
- Các lỗ đục ở giấy nhám chồng vừa vặn với các lỗ nằm trên đĩa chà nhằm tăng khả năng hút bụi hiệu quả nhất.
4. Các bước sử dụng máy chà nhám
Muốn bề mặt sản phẩm gỗ nhẵn, phẳng, mịn, không sần sùi và đảm bảo bền màu thì công đoạn chà nhám kỹ lưỡng vô cùng quan trọng. Thông thường trong quá trình sản xuất đồ gỗ bạn sẽ phải trải qua 3 cách chà nhám gỗ như sau:
Chà nhám thùng
Chà nhám thùng là công việc được thực hiện khi gỗ đã được ghép và chuẩn bị tiến hành cắt xẻ. Bề mặt gỗ phải được làm sạch hoàn toàn keo ghép gỗ trước khi cắt và các vết lõm phải được làm phẳng.
Chà nhám tinh
Ở giai đoạn này, các mảnh vụn cần được loại bỏ và làm phẳng trước khi sơn với mức độ nhám dao động từ 240# đến 400#. Để xác định độ phẳng mịn, bạn hãy chạm vào bề mặt của gỗ. Ngoài ra, hãy làm nhẵn các cạnh trước khi sử dụng để giảm độ sắc cạnh và đảm bảo an toàn.
Chà nhám sau sơn lót
Bạn cần tiếp tục chà nhám bề mặt gỗ để lớp sơn lót được đồn đều và không bị lem màu sau khi sơn lót xong. Cuối cùng, quét lớp sươn phủ lên bề mặt gỗ để hoàn thiện đồ nội thất. Độ nhám yêu cầu phải nằm trong khoảng từ 240# đến 400#.
Qua bài viết này hy vọng mọi người có thể biết cách sử dụng máy chà nhám để đạt hiệu quả cao nhất trong công việc
Bài viết liên quan