Giỏ hàng

MỤC LỤC

Công dụng và cách phân biệt các loại mũi khoan phổ biến trên thị trường

Cập nhật 7 tháng trước

Ngày nay, thị trường mũi khoan đa dạng với nhiều loại khác nhau như khoan gỗ, khoan đá, khoan kim loại, và nhiều loại khác nữa. Việc nắm rõ chức năng cụ thể của từng loại mũi khoan không chỉ giúp tối ưu hóa hiệu suất công việc mà còn mang lại sự tiết kiệm đáng kể về thời gian làm việc. Hãy cùng Vua Dụng Cụ khám phá chi tiết về các ứng dụng của từng loại mũi khoan sau đây để có trải nghiệm làm việc hiệu quả hơn!

1. Mũi khoan là gì?

Mũi khoan là một trong những chi tiết không thể thiếu khi sử dụng máy khoan. Bộ phận này đóng vai trò như một lưỡi cắt giúp dùng dễ dàng tác động lực để cắt, đục trên bề mặt mà mình cần xử lý.

Công năng chính của các đầu mũi khoan dùng để đục lỗ trên bề mặt các loại vật liệu như: gỗ, đá, gạch, kim loại, nhựa,… Mũi khoan có cấu tạo gồm 2 phần: phần chuôi phần đầu nhọn để đục.

2. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động

Cấu tạo của mũi khoan cơ bản gồm 2 phần chính cấu thành là: đầu mũi khoanphần chuôi gắn liền thành thân mũi khoan.

  • Phần chuôi là bộ phận kết nối với máy khoan và giúp mũi khoan cố định trên máy khoan.
  • Phần đầu mũi khoan là bộ phận đảm nhận chức năng chính của sản phẩm này, dùng để khoét đục, hay nghiền nhỏ vật liệu cần tác động.

Nguyên lý hoạt động của mũi khoan dựa trên việc biến đổi năng lượng cơ học thành năng lượng cắt và xoay. Khi đặt mũi khoan vào vật liệu và kích hoạt máy khoan, trục quay sẽ làm cho mũi khoan xoay vòng. Đỉnh của mũi khoan có lưỡi cắt nhọn và được thiết kế để tiếp xúc và cắt vào bề mặt của vật liệu.

3. Phân loại mũi khoan theo chất liệu

3.1. Phần lõi thép

Phần lõi thép chủ yếu sử dụng là thép HSS và được chế tạo theo các quy trình cũng như thêm tỷ lệ kim loại khác nhau. Cụ thể như sau:

  • Lõi thép gió HSS: Vật liệu này được gọi là thép gió cao chuyên dụng để sản xuất các đầu mũi khoan có độ cứng cao và có thể tác động lên các kim loại nặng với lực 900N/mm2.
  • Lõi thép gió HSS-R: Lõi thép này cũng tương tự như lõi thép gió HSS nhưng các mũi khoan sử dụng lõi thép này sẽ được sản xuất thông qua quy trình cán nóng thép để tạo hình.
  • Lõi thép gió HSS-G: Đây là lõi thép chuyên sử dụng để sản xuất các đầu mũi khoan tiện bằng máy CNC.
  • Lõi thép gió HSS kết hợp 5% Coban HSSE-Co5: Đây là loại thép gió cao cấp chuyên dụng để chế tạo các loại mũi khoan có độ cứng cao, tản nhiệt tốt và có thể tác động lên kim loại cứng một lực 1100N/mm2.
  • Lõi thép gió HSS kết hợp 8% Coban HSSE-Co8: Lõi thép này cũng tương tự như lõi thép chứa HSSE-Co5 nhưng lại chứa tới 8% Cobalt mang đến độ cứng tốt hơn lõi thép 5% Coban.
  • Lõi thép Tungsten Carbide: Đây được đánh giá là loại thép cao cấp nhất trong ngành công nghiệp sản xuất mũi khoan. Vật liệu này giúp sản phẩm có độ cứng cao, cũng như khả năng chịu nhiệt với tốc độ khoan cực nhanh.

3.2. Phần phủ bên ngoài

Bên ngoài phần lõi thép thì lớp kim loại phủ bên ngoài cũng là yếu tố quan trọng để xác định giá thành cũng như khả năng ứng dụng của sản phẩm mũi đầu khoan.

  • Lớp phủ Titanium: Titan giúp gia tăng tuổi thọ của mũi khoan, cũng như tăng khả năng chịu nhiệt của sản phẩm lên gấp 300 - 400% so với lớp phủ các kim loại khác.
  • Lớp phủ Carbon Nitride: Đây là lớp phủ để tạo ra những sản phẩm đầu mũi khoan có độ cứng cao nhờ vào tính mềm dẻo cực kỳ tốt, cũng như khả năng ma sát tốt hơn so với các lớp phủ loại khác.
  • Lớp phủ Nhôm Titan Nitride: Lớp phủ này mang đến khả năng chống nước, chống oxy hóa đồng thời giúp vật liệu có thể tự hạ nhiệt một cách nhanh chóng trong suốt quá trình khoan.
  • Lớp phủ Nhôm Nitride: Là vật liệu giúp cho đầu mũi khoan có khả năng chịu nhiệt tốt cũng như chống oxy hóa tốt.
  • Lớp phủ Tecrona: Đây là lớp phủ được đánh giá là cao cấp nhất với hệ số ma sát thấp, đi kèm với hiệu quả làm việc tối ưu dù là trong các điều kiện thời tiết, môi trường khắc nghiệt.

4. Phân loại mũi khoan theo bề mặt khoan

4.1. Mũi khoan gỗ

Bề mặt chất liệu làm từ gỗ thường có tính chất tương đối mềm nên một khi đã tác động sẽ tạo nên các vết cắt và lỗ thủng ngay lập tức. Vậy nên với các bề mặt này cần thao tác chính xác và không để lại sai sót.

Các mũi khoan gỗ sẽ thường xuất hiện tại những xưởng mộc hay các cơ sở sản xuất đồ thủ công mỹ nghệ, nội thất gia dụng, đồ thờ cúng,... Các mũi khoan thường được sử dụng để khoan gỗ sẽ có phần đầu tương đối nhỏ và sắc nhọn.

Mũi khoan gỗ có các phân loại cụ thể như sau:

  • Mũi khoan đầu đinh: Mang hình dáng như một chiếc đinh với phần đầu nhỏ. Đây là mũi khoan gần như phổ biến nhất thường sử dụng để khoan gỗ.
  • Mũi khoan xoắn ốc: Phần đầu của mũi khoan này thường có phần ren nhọn đi cùng với đó là thiết kế xoắn ốc xuống phần thân. Mũi khoan này giúp cho thao tác khoan dứt khoát, vết khoan thường sâu và nhỏ.
  • Mũi phay gỗ hình mái chèo: Mũi phay gỗ này thường có hình mái chèo kèm với chóp nhọn ở đầu, chuyên được sử dụng để tạo ra các lỗ khoan lớn, kích thước rộng.
  • Mũi khoan rút lõi gỗ: Đây là đầu mũi khoan có chức năng chuyên để rút lõi gỗ.

4.2. Mũi khoan sắt

Mũi khoan sắt chuyên dùng để tác động lên bề mặt sắt hoặc các kim loại nặng, vậy nên nó sẽ thường có kết cấu chắc chắn, cứng cáp. Mũi khoan này sẽ thường bao gồm các bộ phận hỗ trợ như: phần lưỡi cắt, phần cắt và định hướng đầu khoan, phần chuôi cố định mũi khoan.

Các loại mũi khoan sắt thường được sử dụng hiện nay:

  • Mũi khoan sắt truyền thống: Đây là loại mũi khoan được nhiều người ưu tiên lựa chọn khi cần sử dụng mũi khoan sắt nhờ độ cứng tương đối tốt, đồng thời có thể khoan các bề mặt kim loại mỏng, kim loại nặng, thép không gỉ,...
  • Mũi khoan sắt tách: Thường được sử dụng khi cần tạo ra các lỗ tròn và có kích thước rộng.
  • Mũi khoan sắt dòng point: Đầu khoan này thường được sử dụng khi cần thao tác trên các bề mặt như gỗ, hay các bảng mạch linh kiện điện tử. Mũi khoan này thường có cấu tạo đặc biệt hơn các mũi khoan khác, cho tốc độ xử lí tự động trở nên nhanh chóng, dễ dàng.

4.3. Mũi khoan bê tông

Mũi khoan bê tông thường được sử dụng khi xử lý khoan, đục hay phá dỡ những bề mặt cứng và có độ dày cao như tại các công trường, xí nghiệp,... Mũi khoan này thường có kích thước tương đối lớn, cùng với sự chắc chắn cao.

Các loại mũi khoan bê tông phổ biến thường được dùng hiện nay:

  • Mũi khoan bê tông truyền thống: Mũi khoan này thường chỉ được dùng trên những lớp bê tông mỏng và tích hợp với máy khoan thông thường.
  • Mũi khoan bê tông phá: Loại đầu mũi khoan này thường có chức năng chính để phá dỡ các lớp bê tông trong quá trình xây dựng, tháo lắp công trình, san lấp mặt bằng,...
  • Mũi khoan bê tông khoét lõi: Loại mũi khoan này giúp cho người dùng khoét đục lỗ trên các lớp bê tông dày mà không gây tác động phá hỏng cả khối bê tông lớn.
  • Mũi khoan bê tông rút lõi: Cấu tạo của mũi khoan rút lõi như một trụ thép rỗng được chế tạo kết hợp với đầu lưỡi được làm từ kim cương sẽ dễ dàng tạo nên những lỗ khoan kỹ thuật theo các yêu cầu của công trình.

4.4. Mũi khoan tường

Các loại mũi khoan tường thường có hình dạng xoắn ốc và được chế tạo có phần đầu mũi khoan được làm từ những loại hợp kim cao cấp mang đến độ cứng, chịu lực cực kỳ cao.

Loại mũi khoan này có khả năng tích hợp được với đa dạng các loại máy khoan chuyên dụng khác nhau. Mũi khoan tường có kết cấu cực kỳ cứng cáp và vững chắc đi kèm với đó là khả năng chống mài mòn theo năm tháng.

4.5. Mũi khoan kim loại

Mũi khoan kim loại là vật dụng chuyên dùng để xử lý các bề mặt làm từ kim loại như: sắt, thép, nhôm,...

Mũi khoan kim loại thường có hình dáng đầu xoắn ốc và nhiều kích thước đường kính khác nhau phù hợp với đa dạng các yêu cầu. Dụng cụ này thường được sử dụng trong hầu hết các máy khoan, nhằm thông qua lực xoắn và dập của máy.

Các loại mũi khoan kim loại phổ biến thường được dùng hiện nay:

  • Mũi khoan kim loại nhôm: Mũi khoan này thường có phần đầu được làm như hình nón, nó có khả năng khoan đục trên các bề mặt đồ vật làm từ nhôm.
  • Mũi khoan kim loại sắt: Đây là loại mũi khoan có đường kính từ 1.5mm - 6.5mm, thường được dùng để khoan đục trên các bề mặt đồ vật làm từ sắt.
  • Mũi khoan kim loại thép gió: Đây là loại mũi khoan có độ cứng cao, cũng như có thể tác động mạnh mẽ lên các bề mặt kim loại với một lực tương đương khoảng 900N/mm2.
  • Mũi khoan kim loại inox: Mũi khoan chất liệu này thường được sử dụng để xử lý các bề mặt làm từ chất liệu inox. Loại mũi khoan này thường có độ bền cao, chống mài mòn cũng như khả năng chịu nhiệt rất tốt.

5. Một số lưu ý sử dụng mũi khoan an toàn

  • Chọn mũi khoan phù hợp: Đối với mỗi loại vật liệu khác nhau (như gỗ, kim loại, gạch, bê tông), bạn nên chọn mũi khoan đúng loại để đảm bảo hiệu quả và tránh làm hỏng vật liệu hoặc mũi khoan. Mũi khoan cho kim loại có cấu trúc khác biệt so với mũi khoan cho gỗ hay bê tông.
  • Lắp chặt mũi khoan: Trước khi sử dụng mũi khoan, hãy đảm bảo lắp chặt mũi khoan với máy khoan. Điều này giúp đảm bảo mũi khoan không bị cong, gãy hoặc rơi ra trong quá trình khoan, giảm nguy cơ gây thương tích cho người thao tác và bảo vệ máy khoan khỏi hư hỏng.
  • Chọn đúng chế độ khoan: Mỗi loại vật liệu và đường kính mũi khoan đều có yêu cầu về chế độ khoan khác nhau. Hãy đảm bảo chọn đúng chế độ tốc độ và lực ép khi khoan để đạt hiệu quả tối ưu và tránh làm hỏng mũi khoan và máy khoan.
  • Vệ sinh và bảo quản đúng cách: Sau khi sử dụng, hãy vệ sinh mũi khoan sạch sẽ và bảo quản chúng đúng cách. Đảm bảo mũi khoan khô ráo và không bị nhiễm gỉ sét để tăng tuổi thọ và đảm bảo hiệu suất khi sử dụng lần sau.
  • Sử dụng mũi khoan chính hãng: Nên sử dụng mũi khoan chính hãng hoặc từ các nhà sản xuất uy tín và đáng tin cậy. Mũi khoan chính hãng thường được thiết kế phù hợp với máy khoan cụ thể và đảm bảo an toàn trong quá trình khoan và đục.

Trên đây là thông tin về cách phân biệt các loại máy khoan phổ biến trên thị trườngVua Dụng Cụ chia sẻ đến bạn. Nếu có bất kì thắc mắc nào, bạn vui lòng để lại ý kiến dưới bài viết nhé!

Like

Chia sẻ:

Bài viết liên quan